Origami là nghệ thuật gấp giấy có nguồn gốc từ Nhật Bản. Quá trình phát triển của Origami đã trải qua những giai đoạn khác nhau. Đồng thời, có những quy tắc cơ bản không thể bị vi phạm trong quá trình gấp giấy Origami.
Nghệ thuật gấp giấy Origami (折り紙) có xuất xứ từ Nhật Bản. Cái tên Origami vốn được ghép ghép từ hai từ “ori” (折り) là “gấp” hay “xếp” và “kami” (紙) là “giấy”. Từ này chỉ được sử dụng từ năm 1880. Trước đó, người Nhật thường dùng chữ Orikata (折り方).
Quá trình phát triển của Origami gắn bó chặt chẽ với quá trình ra đời và phát triển của giấy viết. Khi người Trung Quốc phát minh ra giấy viết vào những năm 105 sau công nguyên. Các nhà nghiên cứu vẫn chưa tìm thấy bất kỳ dấu hiệu nào của nghệ thuật gấp giấy ở giai đoạn này.
Vào thế kỷ thứ 6, các nhà sư đã mang giấy từ Trung Quốc tới Nhật Bản. Người Nhật khi đó chỉ sử dụng giấy trong các dịp lễ quan trọng.
Mãi tới những năm 1660, người Nhật mới sử dụng giấy như một công cụ giải trí. Và tận 20 năm sau đó, vào năm 1680 lần đầu tiên hình ảnh những cánh bướm giấy rập rờn mới được nhắc đến trong một bài thơ tiếng Nhật. Đến năm 1797, Akisato Rito đã xuất bản cuốn sách đầu tiên về gấp giấy nghệ thuật. Nhưng phải tới thế kỷ 19, thuật ngữ “gấp giấy” mới trở nên phổ biến khắp quốc đảo này.
Quy tắc cơ bản không được vi phạm khi gấp giấy Origami.
Người gấp chỉ được sử dụng duy nhất một tờ giấy duy nhất mà không hề sử dụng thêm keo hay hồ dán. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi người gấp phải thật sự khéo léo và tỉ mỉ.
Người gấp Origami còn phải tuân thủ quy tắc Thuần khiết (Pureland), tức là khi gấp một mẫu vật, chỉ được chọn đúng một loại Origami. Người gấp không được phép kết hợp các loại Origami khác nhau khi gấp một mẫu vật.
Bài viết nghệ thuật gấp giấy Origami được tổng hợp bởi lexingtonanphu.com.